Hướng dẫn cách tự làm chân loa đẹp, đóng đúng chuẩn
Ngày nay nhu cầu thưởng thức âm thanh ngày càng phổ biến hơn, do vậy chúng ta luôn tìm cách để thưởng thức âm nhạc được hay nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ nói về 1 vấn đề nhỏ để giúp việc thưởng thức âm thanh sẽ hay hơn. Đó chính là vấn đề tự làm chân loa sẽ có những lưu ý gì?
Chắc hẳn bạn đã biết vai trò và tầm quan trọng của chân để loa. Bạn có thể tìm mua các loại chân loa bằng sắt hay chân loa bằng gỗ có sẵn được bán ở các cửa hàng âm thanh. Tuy nhiên nếu bạn có chút năng khiếu, có chút tay nghề thì tự mình làm phụ kiện âm thanh này, thiết kế theo ý thích. Bạn làm bằng gỗ nếu bạn có tay nghề làm gỗ hoặc bạn làm bằng sắt nếu bạn biết cắt sắt, hàn sắt....
Thông thường một chân loa đứng cần phải đảm bảo về tính thẩm mỹ, cũng như đảm bảo về độ cao cần thiết để loa phát ra âm thanh chuẩn. Không chỉ có tác dụng kê đặt mà còn phải đảm bảo chống rung chấn, hạn chế cộng hưởng hay rung lắc khi loa karaoke đang hoạt động. Có như vậy hệ thống âm thanh mới phát huy hết tác dụng của nó.
- Về tính thẩm mỹ thì bạn có thể tìm những mẫu chân để loa đẹp, và bạn làm theo những mẫu đó. Hoặc bạn tự thiết kế cho riêng mình, làm theo ý thích của mình.
- Về độ cao thì cũng tuỳ thuộc vào loa hiện tại của bạn đang dùng, cũng như diện tích phòng của bạn. Ngoài ra cũng tuỳ thuộc vào khoảng cách từ loa đến chỗ bạn ngồi thưởng thức.
2 sản phẩm chân loa bán chạy tại Trường Thành Audio
Những lưu ý khi tự làm chân loa cho riêng mình
Hiểu về tác dụng chính của chân để loa
Tác dụng 1: Đó chính là khả năng kệ đặt loa. Nó có tác dụng đỡ loa một cách chắc chắn không để bị rơi khi loa đang hoạt động. Ngoài ra tính thẩm mỹ của loa cũng sẽ làm tôn vẻ đẹp cho căn phòng của bạn. Nó giúp tôn lên rất nhiều vẻ đẹp và sự cao cấp của nó, góp phần nâng cấp thẩm mỹ của dàn máy cũng như toàn bộ không gian căn phòng.
Tác dụng 2: Trong khi loa hoạt động thì hệ thống driver sẽ sinh ra nhiều chấn động và rung lắc. Do vậy chân để loa phải đảm bảo chống rung và hạn chế tối đa tính công hưởng. Nếu đảm bảo được yếu tố đó thì chúng ta sẽ giảm được hiện tượng méo tiếng hay những tiếng ồn không cần thiết. Chúng ta thường hay có thói quen để loa trên mặt tủ, mặt bàn. Nhưng thực tế nó không đáp ứng được điều kiện nếu so với chân được thiết kế chuẩn.
Vật liệu tự làm chân loa cần những bị?
Như đã nói ở trên thì chúng ta có thể sử dụng chất liệu như gỗ, sắt tuỳ thuộc vào sở thích. Về cơ bản vật liệu phải đảm bảo yếu tố rắn chắc và có trọng lượng nhất định để đảm bảo khi đặt loa lên sẽ không bị rơi đổ trong quá trình vận hành. Ngoài ra có một vật liệu khá quan tọng đó chính là lớp đệm ở giữa chân loa và loa. Thường thì với các nhà sản xuất họ sẽ chọn các vật liệu có tính đàn hồi như cao su hoặc silicon. Nó vừa có độ bám tốt vừa có thể triệt tiêu rung lắc. Và hạn chế tối đa xước loa trong quá trình hoạt động.
Lưu ý về Chiều cao khi đóng chân loa bao nhiêu là chuẩn?
Ở trên chúng tôi cũng đã đề cập đến chiều cao của chân để loa. Cái này sẽ tuỳ thuộc vào không gian cũng như loa bạn đang sử dụng. Nếu đúng chuẩn thì chúng ta sẽ tính toán sao cho tweeter của loa có độ cao ngang với tai người ngồi nghe. Tuy nhiên bạn cũng nên để ý đến góc toả âm của loa. Thường chân để loa có độ cao khoảng 60cm, có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào loa và không gian nhà bạn.
Trên đây là những lưu ý khi bạn cách tự làm chân loa đẹp, hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức chuẩn để tự mình làm theo ý thích mà vẫn đạt tiêu chuẩn về âm học. Nếu bạn có ý kiến thêm hãy cho chúng tôi biết điều đó bằng cách để lại comment
Bài viết liên quan
- L Lê Hải Đăng Bên Trường Thành Audio có chân loa thanh lý nào đẹp không?
- Quản trị viên Chào anh Lê Hải Đăng, hàng thanh lý thì không phải lúc nào bên em cũng có ạ. Anh để lại số điện thoại, khi nào bên em có hàng sẽ liên hệ cho anh ạ.
- P Phạm Hoàng Vũ Cảm ơn đã hướng dẫn mình cũng như một số lưu ý khi tự làm chân loa. Mình sẽ tự thiết kế riêng cho mình mẫu mình thích.