Trở kháng loa là gì?
Bạn đang tìm hiểu về trở kháng của loa hay cách kết hợp trở tráng của loa với amply thì đây sẽ là bài viết bạn cần tìm hiểu. Trong bài viết này chúng tôi tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn hiểu được. Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này có ích nhé.
Ngoài ra bạn nên tham khảo các mẫu loa karaoke hay giá rẻ nhất tại website của chúng tôi.
Trở kháng của loa là gì?
Mỗi một thiết bị điện tử từ bóng đèn điện, máy giặt, điều hòa hay đến tủ lạnh,… đều có các thông số kỹ thuật đi kèm như công suất tiêu thụ điện, cường độ dòng điện định mức, điện áp định mức, điện trở,… Trở kháng của loa cũng được hiểu đơn giản đó là điện trở của loa điện đó.
Trở kháng của loa được tính bằng Ohm – kí hiệu: Ω
Ý nghĩa của trở kháng, ảnh hưởng gì đến chất lượng của loa?
Giá trị trở kháng càng lớn thì loa hoạt động sẽ càng ổn định, khi kết hợp với ampli cũng càng hiệu quả hơn.
Những người chơi audio thông thường họ sẽ ưu tiên kết hợp loa với ampli có mức trở kháng là 8 ohm thay vì là 4 ohm để tiết kiệm công suất hơn.
Điều này đã được chứng minh qua thông số damping factor của ampli. Chỉ số này càng lớn thì âm bas của loa càng mạnh, chắc và khó vỡ. Damping factor được đo bằng thương số giữa trở kháng của loa và trở kháng đầu ra của amply.
Ví dụ trở kháng của loa là 8 ohm, amli có trở kháng đầu ra là 0,01 ohm thì damping factor bằng 800. Với loa có trở kháng nhỏ hơn thì chỉ số này cũng nhỏ hơn. Do vậy, loa có trở kháng cao thì hoạt động dễ dàng hơn và dễ kết hợp hơn.
Quy định khi ghép loa với amply
Điều lưu ý đầu tiên bạn cần quan tâm chính là tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của ampli thì amply sẽ bị quá tải và bị cháy, kể cả khi bảo đảm điều kiện ghép nối là đầy đủ và an toàn là công suất amply cao hơn công suất trung bình của loa.
Tổng trở của loa là tổng điện trở của các loa được ghép nối với nhau cùng sử dụng một amply. Trong đó, kết nối các loa với nhau có 2 cách:
- Kết nối nối tiếp: tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 + … + R(n)
- Kết nối song song: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + … + 1/R(n)
>>Để có kiến thức tổng thể về các thông số của loa có thể xem Thông số kỹ thuật loa nói cho bạn biết điều gì.
Kết nối loa trở kháng thấp
Đây là kiểu kết nối các loa với nhau ở mức trở kháng thấp, thường thấy trong các dàn âm thanh karaoke, nghe nhạc hay âm thanh trình diễn có công suất cao,… với khoảng cách giữa amply và loa là không quá xa, trong khoảng từ 50 đến 100m. Như vậy, bạn phải thiết kế sao cho tổng trở kháng của loa phải lớn hơn trở kháng đầu ra của amply, đồng thời khoảng cách nối giữa 2 thiết bị là nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách xa hơn thì ampli không thể cung cấp đủ công suất cho loa vận hành được.
Dạng kết nối này phù hợp cho những loa có trở kháng 4 ohm, 8 ohm. Hiện nay, hầu hết các dàn âm thanh trình diễn, sự kiện, karaoke hay trong các hội trường đều kết nối loa ở dạng này. Công suất của ampli chỉ cần đủ hoặc lớn hơn đôi chút so cới công suất loa ở cùng mức trở kháng là bạn có thể kết hợp hiệu quả với nhau.
Kết nối loa trở kháng cao
Kết nối loa trở kháng cao sử dụng trong những hệ thống âm thanh phát tiếng nói, phát nhạc trong các trường học, siêu thị, loa đài công cộng, phường xã,… Các hệ thống âm thanh này sử dụng loa có biến áp và ampli có thể chia thành từng vùng để phát ở những khu vực cần thiết.
Loại kết nối này cũng đem lại nhiều ưu điểm về âm thanh như đảm bảo việc truyền tín hiệu di xa từ amply đến loa ổn định. Đặc biệt là những hệ thống loa phát thanh công cộng, cần độ phủ sóng lớn lên đến hàng nghìn mét vuông đến hàng ngàn con người. Do vậy, khoảng cách nối dây giữa loa và ampli phải rất lớn, phải sử dụng kiểu kết nối loa có trở kháng cao để đảm bảo âm thanh truyền đi không bị suy hao.
Thêm một điểm cộng nữa cho kiểu kết nối này là khi mắc loa song song còn giúp bạn loại bỏ được những công thức tính toán phức tạp. Bạn chỉ cần cộng tổng mức công suất của các loa lại không vượt quá mức công suất của amply là có thể dử dụng được chứ không cần quan tâm 4 ohm hay 8 ohm.
Nên chọn công suất lý tưởng của amply gấp đôi công suất trung bình của loa hoặc ít nhất cũng phải lớn hơn chứ không được nhỏ hơn. Chắc hẳn không nhiều người biết, đơn giản là nó sẽ gây méo tiếng, sự chênh lệch quá lớn còn có thể gây cháy loa karaoke. Khi amply quá yếu thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip, việc clip quá lâu sẽ khiến cho amply chỉ gửi được dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Chính xác là cứ giãn mãi ra mà không co lại. Màng loa không co giãn sẽ không làm mát côn loa, côn loa nóng lên đến một mức nhất định thì sẽ cháy.
Trong trường hợp bạn chọn amply để chơi với loa siêu trầm thì bạn cần phải chú ý tới 2 thông số quan trọng: đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm hay chính là yếu tố giảm xóc, chống rung. Ngoài ra amply trong trường hợp này phải đáp ứng được tần số từ 20Hz trở lên và thông số kiểm soát âm trầm phải dạt từ 400 trở lên, thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh, đầm, không bị cụt. Đây là một trong những lưu ý sẽ mang lại cho bạn chất lượng âm thanh chuẩn nhất với những âm trầm sâu lắng.
Trên đây là những kiến thức về trở kháng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể để lại comment. Chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.