Liên hệ với Trường Thành

Tư vấn mua hàng: 058 679 8888081 736 5555 (8:00 - 20:00)

Tư vấn kỹ thuật: 058 679 8888 - 081 736 5555 (8:00 - 20:00)

Tư vấn hệ thống dự án: 0983 088 898

Khiếu nại dịch vụ: 0982 998 313 (9:00 - 16:00)

Miền Nam:

- Showroom lớn nhất Miền Nam: 156 Đường số 2, KDC Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (Chỉ đường)

- Showroom Quận 7: Số 2, đường số 40, phường Tân Quy, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh (Chỉ đường)

Miền Bắc:

- Showroom lớn nhất Miền Bắc: Số 8, KTDC TT5B, Phường Long Biên, Quận Long Biên, TP. Hà Nội (Chỉ đường)

Tất cả các showroom đều có chỗ đỗ xe ô tô miễn phí

Giỏ hàng Hotline (8:00 - 19:00)081.736.5555 Tin khuyến mãi & Kinh nghiệm hay

OEM là gì? OEM là hàng của nước nào, thương hiệu nào?

Biên tập bởi

Xã hội phát triển, rất nhiều các công ty mới được thành lập, mức độ cạnh tranh cao. Vì vậy, ngày càng nhiều hình thức kinh doanh mới lạ được ra đời. Một trong số đó phải kể đến hình thức kinh doanh OEM, vậy OEM là gì? là hàng của nước nào? sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé:

oem-la-gi-2

OEM là viết tắt của từ tiếng Anh Original Equipment Manufacturer được dịch ra tiếng Việt là "Nhà sản xuất thiết bị gốc".  OEM thường được dùng để chỉ những công ty thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty khác, sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm. Hay nói một cách dễ hiểu OEM là một hình thức kinh doanh mà nhà sản xuất A sản xuất một loại mặt hàng bất kỳ theo yêu cầu, rồi cung cấp cho nhà sản xuất B. Nhà sản xuất B sẽ tạo ra sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất B mà không phải A để phân phối ra thị trường.

VD: Đa số các công ty sản xuất giầy da và dệt may ở Việt Nam đều hoạt động theo hình thức công ty OEM. Họ nhận các mẫu thiết kế, nguyên liệu theo yêu cầu của công ty đặt hàng sau đó sản xuất theo mẫu và gắn thương hiệu của những công ty đặt hàng lên sản phẩm.

Hiện nay giá cả hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM sẽ thấp hơn giá sỉ. Mặt khác, OEM liên quan đến hai thành phần tham gia: công ty cung cấp sản phầm ( nhà sản xuất A) và công ty đặt hàng (nhà sản xuất B).  Ở vị trí là đối tác OEM của nhà sản xuất A, nhà sản xuất B phải đảm bảo 2 yều cầu sau: Thứ nhất, nhà sản xuất B phải báo trước số lượng và yêu cầu của sản phẩm cho nhà sản xuất A dưới hình thức đơn đặt hàng hoặc hợp đồng . Để A lên kế hoạch sản xuất đảm bảo theo đúng yêu cầu và số lượng  hàng được đặt. Thứ hai, nhà sản xuất B không được bán hàng OEM ra thị trường dưới dạng sản phẩm riêng lẻ mà chỉ được phép lắp ráp và bán dưới dạng một sản phẩm hoàn chỉnh về tổng thể

Điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình OEM là ở khâu sản xuất. Phương thức OEM bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, nên chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn. Chính đặc điểm này đã tạo cho mô hình OEM nhiều lợi thế. Đó là có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh, thử nghiệm với nhiều sản phẩm cùng một lúc, có thể thâm nhập thị trường một cách nhanh nhất. Mặt khác, công ty sản xuất sẽ có khả năng tiếp cận được với các thành quả nghiên cứu, công nghệ mới mà công ty đặt hàng đang nắm giữ. Vì vậy, tránh trường hợp ăn cắp công nghệ các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thế nào là OEM? Hình thức kinh doanh  OEM là gì? Chúc các bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thành công nhé.

Trường Thành Audio

GỬI